Nhựa teflon là gì? Đặc tính, cấu tạo và ứng dụng trong cuộc sống của loại nhựa này ra sao? Là những thắc mắc của rất nhiều người. Vì đây là một trong số những loại vật liệu mới có thể đáp ứng và phù hợp với đa dạng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Trong bài viết dưới dây, Wanchi sẽ giúp bạn tìm ra được lời giải cho những câu hỏi trên nhé!
Nội dung
Vậy nhựa teflon là gì?
Nhựa teflon là loại vật liệu có tính dẻo, độ bền cực cao, cùng với khả năng chịu được những tác động từ môi trường khắc nghiệt. Có tên tiếng anh đầy đủ là Polytetra Fluorethylene và được viết tắt là PTFE. Với khả năng chịu nhiệt tốt, không kết dính và là chất hữu cơ có chứa flour. Do vậy đây được xem là một trong những loại vật liệu có thể đáp ứng và thích nghi tốt với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật hiện đại.
Nhựa teflon được nhà khoa học người Mỹ có tên Roy J. Plunkett khi đang tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của hãng Dupont vào tháng 4 năm 1938. Và 18 năm sau, vào năm 1946 thì vật liệu nhựa có tên teflon được xuất hiện chính thức trên thị trường ngành nhựa với đầy đủ kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau.
Thành phần cấu tạo của PTFE là gì?
Là một trong những sản phẩm được cấu tạo từ nhiều phân tử kết hợp lại với nhau. Teflon là loại khí không mùi, không màu và được chế tạo bằng việc đun nóng chlorodifluoromethane (CHClF2) trong nhiệt độ 600 – 700 độ C và công thức phân tử là C2F4. Chlorodifluoromethane thu được lần lượt bằng cách cho Chloroform (CHCl3) phản ứng với hydro clorua (HF).
Bên trên là khái niệm và thành phần cấu tạo về nhựa teflon là gì? Cùng theo dõi xem cách phân loại, đặc tính và ứng dụng của loại nhựa này cho cuộc sống như thế nào.
Đặc tính nhựa PTFE là gì?
Sau khi biết được Nhựa teflon là gì? Bây giờ chúng ra cùng tìm hiểu về đặc tính của nó nhé?
- Có hệ số ma sát thấp chỉ 0,04 và chỉ đứng sau kim cương. Nên teflon được xem là ông trùm trong ngành nhựa về tiêu chí hệ số ma sát.
- Khả năng kháng và chống chịu hóa chất cực tốt. PTFE không phản ứng với bất kỳ những hóa chất nào vì bản chất chống lại sự ăn mòn của hóa chất tối đa.
- Độ bền của teflon thì không phải bàn cải, không bị giòn trong môi trường không khí và chịu được nhiệt độ 190 – 300 độ C. Chính vì vậy mà loại nhựa này chịu đựng được bất kỳ nhiệt độ nào ở Việt Nam cho dù là khắc nghiệt nhất.
- Không bị thấm nước, thấm dầu và chống chịu tốt với tia hồng ngoại có trong ánh sáng mặt trời.
- Với độ cứng cực lớn để chế tạo những chi tiết trong máy công nghiệp, không bị bám dính và được xem là loại nhựa kỹ thuật có kết cấu tốt nhất trong những loại nhựa kỹ thuật.
- Với khả năng cách điện tốt và không bị ảnh hưởng của điện từ trường.
- Bản chất vô hại lên sức khỏe con người. Do vậy mà ta có thể dễ dàng bắt gặp loại nhựa này ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống. Đặc biệt là trong những ngành công nghiệm y tế, thực phẩm, dược phẩm….
Nhựa Teflon có độc không?
Vật liệu Teflon (PTFE) có thể trở nên có hại nếu nó bị nung quá 400 độ C do khả năng phát thải chất gây hại của nó. Ngoài ra nó còn trở nên độc hại khi trong quá trình gia công, các bụi hoặc mảnh nhỏ tiếp xúc với nhiệt độ cao. Tóm lại để an toàn thì bạn không nên để nhựa Teflon tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Bài viết đọc thêm: Nhựa PC là gì và Có an toàn không? Ứng dụng của nó trong cuộc sống
Một số loại nhựa teflon hiện nay
Khi đã biết ptfe là vật liệu gì? Chúng ta cùng tìm hiểu xem có những loại nào nhé!
Để phục vụ được hầu hết những ứng dụng trong cuộc sống thì nhà sản xuất đã khéo léo nghiên cứu và chế tạo ra rất nhiều dạng nhựa teflon khác nhau như:
- Nhựa teflon dạng cây
- Teflon dạng cây Không bị ẩm mốc do yếu tố môi trường, chịu được nhiệt độ cao tới hơn 260 độ C, dung dịch hóa chất độc hại, môi trường điện từ và có khả năng chống tia cực tím vô cùng hiệu quả.
- Tuy nhiên, nhựa PTFE dạng cây có chiều dài đáng kể, dẻo và mềm, vậy nên cần đặc biệt cẩn thận trong quá trình vận chuyển và thi công. Ngoài, nó cũng có trọng lượng khá nặng so với một số loại nhựa khác.
2. Nhựa teflon dạng tấm
- Màu sắc chủ đạo của dạng này là xanh hoặc trắng được làm theo hình chữ nhật và hình vuông, có kích thước 1mx1m hoặc 1mx10m và có độ dày từ 5mm đến 40mm.
- Đặc biệt ở dạng này thì rất dễ vệ sinh vì bề mặt láng mịn, đồng thời có khả năng chống bám dính ở bề mặt và kháng được hóa chất, không cháy, ít bị mài mòn
3. Nhựa teflon dạng ống
- Có hình dáng tròn và dài khá giống với dạng cây nhưng bên trong lại rổng. Do bị rỗng nên có độ cứng cáp không bằng nhựa cây
- Với thiết kế lỗ rỗng ở giữa thông suốt thì rất thích hợp để dùng làm thiết bị Y tế hoặc dụng cụ cách điện.
4. Nhựa teflon dạng phim
- Có kiểu dáng nhẹ, mỏng, trơn và độ dẻo dai cực kỳ bền nên người dùng có thể dễ dàng cuộn tròn lại.
- Tuy mỏng và nhẹ thế nhưng lại chịu được áp suất, chịu được nhiệt độ cao cực kỳ tốt, vật liệu cách điện hiệu quả được làm từ polyme hữu cơ. Do đó ở dạng này nhựa teflon được ứng dụng trong các lĩnh vực về cảm biến, động cơ, máy phát điên, các bộ lọc không khí ở những nơi có nhiệt độ cao.
Ứng dụng của teflon vào cuộc sống
Ứng dụng vào cuộc sống của nhựa teflon là gì? Cùng với những ưu điểm ưu việt mà loại nhựa này đem đến như chống thấm, chịu nhiệt, cách điện và vô hại đến sức khỏe mà teflon được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau như:
- Ngành cơ khí: Loại nhựa này được sử dụng để có thể thay thế được kim loại trong những bộ phận yêu cầu tính chịu nhiệt, độ bền cao và khả năng tự động bôi trơn như làm vỏ bọc cáp quang.
- Vì không gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Do vậy được teflon được sử dụng thường xuyên trong các ngành công nghiệp Y tế, thực phẩm, dược phẩm.
- Được xuất hiện rất nhiều và làm phần lót cho những sản phẩm như hộp chứa, phễu chứa, máng trượt hoặc những thiết bị vận chuyển hàng bằng trọng lực để có thể cải tự động bôi trơn và giảm thiểu được khả năng gây tắc nghẽn.
- Teflon tạo ra một chất polymer gồm nhiều đặc tính tuyệt vời mà những loại chất dẻo khác không hề làm được như: Có khả năng cách nhiệt tốt, độ bền cao, hệ số ma sát nhỏ, không dẫn cháy và khả năng chống được mài mòn tốt.
- Teflon còn được dùng để tráng bể chứa hóa chất trong ngành công nghiệp hóa chất, cực kỳ bền và rất an toàn.
Bài viết đọc thêm: Nhựa PVC là gì? Có ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống?
Trên đây là những thông tin và câu trả lời cho thắc mắc “nhựa teflon là gì?” Bài viết trên là những thông tin và hiểu biết của wanchi. Hy vọng bạn đọc có thể góp ý thêm để có được nhiều kiến thức bổ ích hơn.