Nhựa Polyester là gì? Tại sao lại được ứng dụng nhiều trong cuộc sống ngày nay đến như vậy. Rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nhựa Polyester hoặc vải Polyester khi nghe đến tên Polyester. Tuy vậy, không phải ai cũng có đầy đủ những kiến thức và thông tin về loại nhựa này. Vậy cùng với wanchi đi tìm câu trả lời về mọi thắc mắc trên nhé!
Nội dung
Nhựa Polyester là gì?
Nhựa Polyester là chất liệu được tổng hợp và cấu tạo chính là Ethylene. Đây là thành phần hóa học được nghiên cứu từ nguồn gốc của than đá, dầu mỏ. Ngày nay thì người ta tạo ra sợi Polyester bằng cách tiến hành thực hiện phản ứng hóa học giữa axit và rượu. Trong phản ứng này thì khi những phân tử được tìm đến và liên kết với nhau ngẫu nhiên thì sẽ tạo thành phân tử có kích thước và cấu trúc lớn hơn. Nhưng vẫn có thể đảm bảo được độ tương đồng về cấu trúc và tính chất.
Nguồn gốc của nhựa Polyester
Trong những năm 1930, một nhà nghiên cứu khoa học người Mỹ đã tìm ra nhựa Polyester. Sau đó, vào năm 1939, các nhà khoa học người Anh tiếp tục nghiên cứu chi tiết về vật liệu này, đánh dấu một tiến bộ đáng kể trong quá trình phát triển của sợi tổng hợp này. Vào năm 1946, các nhà khoa học người Anh đã bán bản quyền sáng chế cho tập đoàn Dupont ở Mỹ. Vào năm 1951, nhựa Polyester đã được giới thiệu và sản xuất rộng rãi trên thị trường.
Tính chất của nhựa Polyester là gì?
Tính chất hóa học
- Khi Polyester khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì sẽ bị giảm độ bền. Ở nhiệt độ phòng, sợi Polyester khá bền, nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ 235 độ C thì cấu trúc của sợi sẽ mất đi định hướng, còn khi ở nhiệt độ 285 độ C thì cấu trúc xơ sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
- Sợi xơ polyester có khả năng chịu được axit ở nồng độ thấp, tuy nhiên, khi tiếp xúc với axit ở nồng độ cao, độ bền của nó sẽ giảm đi. Đồng thời, Polyester cũng kém bền trong môi trường kiềm.
- Sợi polyester không bị ảnh hưởng bởi các vi sinh vật như nấm mốc, vi khuẩn và không dễ bị phân hủy bởi chúng.
Tính chất vật lý
- Khối lượng riêng của nhựa Polyester là 1.38gcm3
- Do cấu tạo của Polyester từ các sợi nhựa dẻo nên nó không hút ẩm
- Polyester là chất liệu ít nhăn, có khả năng hồi phục lại trạng thái ban đầu tốt
- Polyester có phát sinh ra tĩnh điện khi ma sát
- Độ bền cao
Nhựa polyester có tốt hay không?
Sau khi biết Polyester là chất gì? Bây giờ chúng ta cùng xem nhựa Polyester có tốt cho sức khỏe không nhé!
Thực tế, khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc hít phải nhựa Polyester sẽ gây hại. Vì nên, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ như đeo mắt kính, khẩu trang và đeo găng tay, cũng như sử dụng đồ bảo hộ phù hợp khi tiếp xúc trực tiếp với chất này. Điều quan trọng là tuân thủ đúng theo các hướng dẫn và yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo không có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Ngoài ra do chất liệu Polyester không thấm hút nước tốt nên khi được dùng may vải thì người mặt sẽ cảm thấy khó chịu. Do hiện tại loại vải này được ưu chuộng nên các nhà nghiên cứu đã nỗ lực cải tiến. Nếu như bạn là một người thích sử dụng những loại vải không bị nhăn, dễ giặt sạch, không bị thấm nước thì polyester rất thích hợp cho bạn. Nhưng nếu như bạn là một người thích sự thoáng mát và độ mềm mại cho da thì polyester lại không phải là chất liệu thích hợp.
Bài viết tham khảo thêm: Nhựa PP là gì? Có an toàn không? Đặc điểm và ứng dụng của nó
Ưu và nhược điểm của nhựa Polyester
Ưu và nhược điểm của sợi nhựa Polyester là gì? Cụ thể như sau:
Ưu điểm của polyester
- Chống nhăn tốt: Với đặc tính dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu của sợi Polyester, kết cấu vải chắc chắn. Do vậy mà vài thường rất khó bị nhăn và người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng, bảo quản.
- Không bị thấm nước: Polyester là sợi nhựa chống nước cực kỳ tốt. Tận dụng ưu điểm vượt trội này mà người ta dùng để sản xuất những sản phẩm như quần áo mưa, lều cắm trại, balo, phông che ô tô…
- Không bị ẩm mốc: Khả năng chống nước và không hút nước nên vi khuẩn, nấm mốc không thể tồn tại lâu được trên vải. Do vật mà những sản phẩm được làm từ sợi vải Polyester không hề bị ẩm mốc.
- Không bị bám bẩn và hút chất bẩn: Với cấu tạo là chất nhựa dẻo và có độ cứng tốt nên chất bụi khó bám lại trên bề mặt của vải.
- Dễ dàng vệ sinh: Với những ưu điểm không bị ẩm mốc, không thấm nước nên những dòng sản phẩm được làm từ sợi vải Polyester được làm sạch và vệ sinh dễ dàng.
- Nhiều màu sắc đa dạng: Với khả năng lên màu tốt, nhuộm dễ dàng với nhiều màu sắc khác nhau. Do vậy, loại vải Polyester này có màu sắc rất phong phú và đa dạng chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.
- Khả năng chống cháy tốt: Vải Polyester được phủ lên một chất hóa học với khả năng chống cháy cao. Vì thế mà vải sợi Polyester chống cháy và khó cháy hơn so với những loại vải tự nhiên thông thường.
- Giá thành rẻ: Được làm từ những nguyên liệu có giá thành thấp, sản xuất thương mại nên thời gian sản xuất nhanh và tiết kiệm được nhiều chi phí. Nhờ vậy mà giá bán của loại vải này rẻ hơn rất nhiều so với những loại vải được sản xuất từ những nguyên liệu thiên nhiên.
Nhược điểm của nhựa polyester
Nhược điểm của nhựa polyester là gì? là khả năng chống nước và không thấm nước cũng chính là nhược điểm của polyester. Làm cho những loại quần áo được làm từ sợi vải này không có khả năng thấm hút mồ hôi và mặc khá nóng.
Hơn nữa, do cấu trúc chắc chắn làm cho sự mềm mại của vải bị kém đi. Do vậy, ngày nay người ra đã khắc phục bằng cách kết hợp với những loại tự nhiên để có thể bổ sung ưu và nhược điểm cho nhau. Từ đó đem lại sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng.
Bài viết tham khảo thêm: Nhựa PET là gì? Có an toàn và tái sử dụng được không?
Ứng dụng mà polyester đối với cuộc sống
Sau đây là một số ứng dụng trong cuộc sống và loại vật liệu này đem lại như:
1. Nội thất
Trong nội thất thì polyester là một nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến để làm vải gia da (simili) dùng để bọc các sản phẩm nội thất như giường, sofa, ghế… Ngoài ra, chăn ga gối đệm được làm từ sợi vải polyester hay loại vật liệu kết hợp giữa cotton và polyester cũng được sử dụng khá phổ biến.
2. Thời trang
Thời trang có thể nói là một lĩnh vực sử dụng rất nhiều vải polyester. Tuy những sản phẩm được làm ra lại bị đánh giá thấp hơn so với vải tự nhiên, nhưng nhu cầu sử dụng vẫn rất cao vì giá thành rẻ, màu sắc đa dạng, không bị nhăn và dễ dàng làm sạch.
3. Ứng dụng trong phục vụ đời sống
- Về sợi vải polyester: Thì được sử dụng để sản xuất một số sản phẩm chống nước như lều trại, ô dù, balo, túi ngủ, phông bạt.
- Về keo polyester: Được ứng dụng để làm vật liệu chính trong việc chế tạo composite, những hợp chất đúc khuôn như làm tủ điện Composite, tàu đánh cá, tàu thuyền composite, tàu kiểm ngư; chậu cây composite, các loại chậu Composite, bình hoa Composite; bình gas composite; thùng rác composite; bể bơi composite, bể chứa composite; những linh kiện thay thế cho xe bán tải; ống dẫn nước composite, ống dẫn khí composite.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về nhựa Polyester là gì? Cũng như các thông tin khác. Hy vọng bài viết trên của wanchi có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về nhựa polyester