Kỳ vọng của ngành nhựa tại Việt Nam

Ngành nhựa Việt hiện nay đặt kỳ vọng lớn vào các hiệp định thương mại như Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế RCEP. Nhờ những hiệp định này, cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt sẽ được mở rộng, và ngành nhựa Việt có thể tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.

Tại thị trường trong nước, ngành nhựa đã ghi nhận mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đứng sau ngành viễn thông và dệt may với tỷ lệ tăng trưởng từ 16% – 18% mỗi năm. Tốc độ phát triển nhanh chóng này đã giúp ngành nhựa trở thành một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này bắt nguồn từ thị trường rộng lớn và tiềm năng khổng lồ, đồng thời ngành nhựa Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển so với các quốc gia khác trên thế giới. Sản phẩm nhựa có ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm bao bì nhựa, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình và kỹ thuật cao.

Trên toàn quốc, hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm ưu thế với tỷ lệ 85%. Riêng trong lĩnh nhựa vật liệu xây dựng và  vực ống nhựa xây dựng có gần 200 doanh nghiệp hoạt động. Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và Nhựa Bình Minh là hai doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực ống nhựa xây dựng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao từ nhiều loại sản phẩm Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt là thanh profile (hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ lên đến 60%). Mặc dù vậy, điều này cũng mang lại một lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước, khi phải tìm ra hướng đi riêng, tự mình tồn tại và xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường trong nước.

Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa

Cơ hội cho xuất khẩu

Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa từ năm 2011 đến nay liên tục tăng: Năm 2011 đạt 1,7 tỷ USD, năm 2013 đạt 2,5 tỷ và năm 2014 đạt hơn 3 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa năm 2015 sẽ cao gấp đôi so năm 2014.

Giá dầu thô liên tục giảm mạnh trong thời gian qua đã kéo theo giá nguồn nguyên liệu nhựa PP, nhựa LDPE, nhựa HDPE… giảm mạnh. Nhiều DN cho biết giá nguyên liệu giảm sẽ tạo thuận lợi để các DN có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những diễn biến thuận lợi về giá nguyên liệu năm 2015, DN có thể mở rộng thị phần xuất khẩu sang Đức, Hà Lan, Bỉ, Ý, Pháp, Malaysia, Indonesia… Đây là những nước đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm nhựa của Việt Nam do đó sẽ  là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa

Bên cạnh đó, VPA đang kiến nghị Chính phủ cho phép hạ thuế suất xuất khẩu từ 2% xuống còn 1%. Nếu kiến nghị này được thông qua, cộng với việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tạo cơ hội lớn cho DN Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu.

Tại thị trường nội địa, mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người tại Việt Nam cũng tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2008 đã đạt 22kg/người/năm; năm 2010 là 30kg/người/năm thì hiện nay con số này đạt trên 35kg/người/năm. Theo dự báo của các chuyên gia ngành nhựa, mức tiêu thụ người dân sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Bên cạnh những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, tiêu thụ trong nước thì hiện tại, các doanh nghiệp nhựa cũng đang cạnh tranh rất quyết liệt các DN trong khu vực ASEAN khi hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ. Nhiều DN trong nước với xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực, giá thành sản xuất tuy có lợi thế nhưng sẽ khó cạnh tranh với DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Do vậy để tận dụng tối đa những lợi thế phát triển trong năm 2015, các DN nhựa sẽ phải thúc đẩy nhanh khâu cải tiến, đầu tư công nghệ mới. Việc triển khai chương trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được xem có lợi cho ngành nhựa nhiều nhất, tạo cơ sở để các DN nhựa mạnh dạn đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất sang ngành nhựa kỹ thuật cao, nâng giá trị gia tăng.

Cuối tháng 1/2015 vừa qua, Hiệp hội Nhựa TPHCM đã xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm nhựa. Chuỗi cung ứng này đã tập hợp được sự tham gia liên kết của các DN thuộc 4 nhà bao gồm: Nhà cung ứng nguyên liệu Singapore, ngân hàng cho vay nhập nguyên liệu với lãi suất ưu đãi, cảng Bến Nghé ưu tiên cho DN nhựa xuất khẩu và DN nhựa tham gia chuỗi cung ứng. Theo đó, chuỗi cung ứng từ nguyên liệu nhập khẩu, lưu kho cảng Bến Nghé và dịch vụ logistic phục vụ DN, đưa nguyên liệu nhập khẩu về tận kho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa tại cảng Bến Nghé.

Ngoài ra, Hiệp hội đang hỗ trợ DN nhựa trong nước tiếp cận với các nhà đầu tư lớn nước ngoài như Công ty Samsung, Intel… để đăng ký sản xuất cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Đây là Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *