Đối với những loại nhựa chịu nhiệt thì chúng có thể duy trì độ ổn định ở mức nhiệt độ hơn 200 độ C mà không bị ảnh hưởng đến tính chất của chúng. Do vậy, loại nhựa này rất thích hợp với các mục đích sử dụng yêu cầu đến nhiệt độ cao, nhất là khi bạn cần tìm loại vật liệu có thể chống lại được sự khắc nghiệt của nhiệt độ, mà vẫn muốn đảm bảo được độ cứng cũng như là độ bền trong suốt thời gian hoạt động. Bài viết dưới đây là 9 loại nhựa chống chịu được nhiệt độ cao phổ biến nhất hiện nay, tham khảo xem bạn biết được bao nhiêu loại nhé!

1. Nhựa chịu nhiệt Teflon

Nhựa Teflon hay còn được gọi là PTFE (viết tắt của từ Polytetrafluoroethylene) là một loại hợp chất fluoropolymer tổng hợp có khả năng chống được hóa chất tốt và có nhiệt độ nóng chảy cao. Những sản phẩm được làm từ tấm PTFE có khả năng chống chịu được nhiệt độ cả cao và thấp, sự ăn mòn cũng như các phản ứng hóa học. Ngoài ra với độ ma sát thấp và tính chất điện của Teflon đã làm nó trở thành một loại vật liệu rất được ưa thích của ngành công nghiệp sản xuất.

Tấm nhựa teflon được xem là một trong số những loại vật liệu nhựa chịu nhiệt ổn định nhất, tránh được sự phân hủy rất đáng kể ở nhiệt độ 260 độ C mà vẫn giữ lại được những đặc tính của nó. 

Hơn nữa, teflon rất an toàn trong việc chống lại rất nhiều hợp chất và nguyên tố hóa học. PTFE không bị hòa tan ở hầu hết những dung môi với nhiệt độ lên tới 300 độ C.

Bạn viết đọc thêm: Nhựa làm từ gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về nhựa

Nhựa chịu nhiệt Teflon
Nhựa chịu nhiệt Teflon

2. Nhựa chịu nhiệt 200 độ – Vespel

Vespel là loại nhựa có thể chống chịu được nhiệt độ cao nhất là 288 độ C trong thời gian liên tục và có thể đạt mức 482 độ C nhưng ở thời gian giới hạn, mà vẫn không thay đổi được tính chất cơ học và nhiệt của nó. Chính điều này làm cho Vespel thành sự lựa chọn hàng đầu trong những ứng dụng như ô tô, động cơ phản lực, xe tải hoặc các loại máy móc công nghiệp. Loại nhựa này có độ bền cao, dẻo dai, chống va đập tốt, độ ma sát thấp cùng với khả năng chống lại sự ăn mòn hóa học.

 

Nhựa chịu nhiệt vespel
Nhựa chịu nhiệt vespel

Ngoài ra, gia công vật liệu nhựa này khá dễ dàng, với dung sai chặt chẽ và hình thù phức tạp cho phép bạn tạo ra được những thiết kế bất khả thi với những vật liệu thấp hơn.

3. Nhựa POM

Nhựa POM có tên đầy đủ là Polyoxymethylene hay còn được gọi là polyacetal hoặc acetal là loại polyme có tinh thể dẻo và có các đặc tính vô cùng tuyệt vời. POM là loại nhựa cứng chịu nhiệt và đặc, bề mặt sáng bóng, nhẵn, có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sử dụng được ở điều kiện nhiệt độ 40 đến 100 độ C trong thời gian dài. Với khả năng tự bôi trơn và chống mài mòn của loại nhựa này là điểm mạnh vượt xa những loại nhựa kỹ thuật khác. Ngoài ra POM không bị ăn mòn bởi axit, kiềm mạnh và những tác động của tia bức xạ từ ánh nắng mặt trời.

Mật độ và độ kết tinh cực kỳ cao là các lý do chính nói lên được hiệu suất mà tấm nhựa chịu nhiệt POM đem lại, cùng với mô đun cao, độ cứng cao, kích thước ổn định tốt, khả năng chống lại sự ăn mòn của môi trường hóa học vượt trội. 

Những ưu điểm trên chính là lý do mà khi được sản xuất, thì nhựa POM đã được sử dụng rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực có thể kể đến như điện tử, điển, máy móc, ngành công nghiệp nhẹ, thiết bị đo đạc, sản xuất ô tô, nông nghiệp, vật liệu xây dựng…và một số lĩnh vực ứng dụng mới như dụng cụ thể thao, công nghệ Y tế…

Nhựa POM
Nhựa POM

4. Nhựa chịu nhiệt cao nhựa Torlon

Torlon là polyamide-imide. Loại nhựa này có thể cung cấp độ cứng và độ bền dài lâu vượt trội, cùng với sự hoạt động liên tục ở nhiệt độ lên đến 260 độ C. Điều này đã làm cho torlon trở thành một trong những sự thay thế vật liệu kim loại hiệu quả đối với các ứng dụng có tính ma sát và mài mòn ở nhiệt độ cao.

Nhựa torlon hoạt động bền bỉ ở mức 205 độ C hơn nhiều so với các loại nhựa khác ở nhiệt độ phòng. Với khả năng chống lại sự ăn mòn, chống rão và hóa chất (axit mạnh và hầu hết những hóa chất hữu cơ). Chính vì thế mà torlon là một vật liệu hoàn hảo đối với những môi trường yêu cầu vận hành trong điều kiện khắc nghiệt.

Nhựa Torlon
Nhựa Torlon

5. Nhựa chịu nhiệt độ cao – PP

Nhựa PP tên đầy đủ là Polypropylene, là một loại polyme nhiệt dẻo và được thành từ sự kết hợp của những monome propylene. Ứng dụng của loại nhựa này đối với cuộc sống là vô cùng nhiều như sử dụng làm những bộ phận nhựa trong ngành công nghiệp dệt may và ô tô, sản xuất bao bì của những sản phẩm tiêu dùng.

Có hai loại nhựa PP là copolymer và homopolymer. Loại nhựa PP mà ta thường thấy trong các ngành công nghiệp nói chung là một homopolymer. Tấm nhựa PP có thể được xem như làm một vật liệu thép trong ngành công nghiệp nhựa, vì nó được tạo ra bằng cách thêm chất phụ gia hoặc sản xuất theo cách thức vô cùng độc đáo.

Với bề mặt nhẵn và được dùng làm thay thế một số vật liệu nhựa khác như làm miếng lót nội thất và bánh răng. Ngoài ra, bề mặt nhẵn cũng làm cho tấm nhựa PP khó bị bám dính vào những bề mặt khác, đây vừa là ưu điểm mà cũng là nhược điểm của tấm nhựa PP đôi khi muốn kết dính lại thì phải hàn những bề mặt lại với nhau.

Bạn tìm hiểu rõ hơn về nhựa PP tại đây nhé! Nhựa PP là gì? Có an toàn không? Đặc điểm và ứng dụng của nó

Nhựa PP
Nhựa PP

6. Nhựa chịu nhiệt PEEK

PEEK là một trong nhựa chịu nhiệt tốt nhất, nó có nhiệt độ nóng chảy cao hơn 371 độ C, hoạt động liên tục ở nhiệt độ 260 độ C và có độ cứng ưu việt. PEEK cũng có thể hoạt động được ở môi trường đòi hỏi chịu tải nặng, nhiệt độ cao mà vẫn giữ được những đặc tính vốn có của chất liệu.

PEEK còn có khả năng chống chịu được tác động của sự mài mòn, ngay cả trong môi trường hóa học và vật lý khắc nghiệt. Thêm nữa là, có độ uốn cao và độ bền kéo cao nhất trong các loại polymer hiệu suất cao nào, thay thế được kim loại khi ứng dụng vào những sản phẩm yêu cầu độ bền tốt. Mặc dù tính chất chịu nhiệt của nhựa chịu nhiệt PEEK cao có thể gây khó khăn trong việc gia công, nhưng ở trạng thái rắn thì việc gia công lại trở nên rất dễ dàng bằng cách sử dụng máy phay CNC.

Nhựa chịu nhiệt Peek
Nhựa chịu nhiệt Peek

7. Nhựa HDPE

Nhựa HDPE có tên gọi đầy đủ là Polyethylene High-Density hay Hight Density Poli Etilen là một loại polymer có nguồn gốc từ PolyEthylene. Sản xuất bằng quá trình xâu chuỗi liên tiếp các phản ứng của những phân tử Ethylene với nhau. 

Với khả năng điện tốt cách nhiệt, chống mài mòn tốt, chịu lạnh cùng với sự dẻo dai cao; có độ ổn định hóa học vô cùng tốt, không bị hòa tan trong mọi dung môi hữu cơ ở nhiệt độ phòng, chống lại sự ăn mòn đối với kiềm, axit và những loại muối khác nhau; kháng hơi nước và không khí, hấp thụ nước thấp; chống lão hóa kém và chống nứt do ứng suất trong môi trường không tốt so với polyetylen ở mật độ thấp. Đặc biệt HDPE sẽ bị giảm hiệu suất nếu bị oxy hóa nhiệt, vậy nên chất chống tia cực tím và oxy hóa cần được thêm vào để khắc phục được tình trạng này.

HDPE được sử dụng để làm dây thừng, màng bao bì, túi dệt, ống nước, lưới đánh cá, chai lọ…

Bạn tìm hiểu rõ hơn về nhựa HDPE tại bài viết này nhé! Nhựa HDPE là gì? Đặc tính và ứng dụng của nhựa HDPE

Nhựa chịu nhiệt HDPE
Nhựa chịu nhiệt HDPE

8. Vật liệu nhựa chịu nhiệt Celazole PBI

Celazole PBI chịu được nhiệt độ hơn 205 độ C và khả năng chống chịu mài mòn cao nhất, cùng với khả năng duy trì được đặc tính cơ học, chịu tải và độ bền tốt nhất trong số những loại polyme kỹ thuật nào. Với nhiệt độ chuyển thủy tinh ở 427 độ C

Ngoài ra Celazole PBI có thể hoạt động được liên tục ở nhiệt độ 344 độ C trong không khí, 399 độ C trong môi trường trơ và có thể chạm đến 538 độ C khi tiếp xúc ở thời gian ngắn, do đó nó được xếp vào nhựa chịu nhiệt 500 độ. Hơn nữa, loại nhựa dẻo chịu nhiệt này không bị cháy, độ bền, độ cứng tốt và không bị hòa tan trong ít dung môi. Đặc biệt là khi bị nóng chảy thì các loại nhựa khác sẽ không bám dính được vào nó.

Nhựa chịu nhiệt Celazole PBI
Nhựa chịu nhiệt Celazole PBI

9. Nhựa chịu nhiệt PVC

PVC có tên tiếng Anh là Polyvinyl clorua, đây là một loại polymer của VCM (Vinyl clorua monome) trùng hợp bởi hợp chất azo, peroxit và những chất khơi mào khác hay dưới tác dụng của nhiệt và ánh sáng theo cơ chế phản ứng trùng hợp gốc tự do.

PVC là một trong số các sản phẩm nhựa rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi và có giá thành rẻ. Tấm nhựa PVC còn được sản xuất với đa dạng hình dạng khác nhau gồm có hai màu là vàng nhạt hoặc trắng. Những chất phụ da có có thể được thêm vào trong quá trình sản xuất tùy thuộc vào những mục đích khác nhau. 

Hơn nữa, PVC từng được xem là vật liệu sản xuất nhựa lớn nhất trên thế giới. Được sử dụng rất phổ biến trong sản phẩm nông nghiệp, vật liệu xây dựng, dụng cụ gia dụng, vật liệu trang trí. Nhựa giả gỗ PVC là loại chất liệu composite mới, chúng được chế biến từ nhựa và các sợi gỗ phế thải được bổ sung bằng những chất hỗ trợ khác để xử lý thích hợp. Những sản phẩm này rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt đi sự thiếu hụt dầu mỏ và tài nguyên gỗ cũng như là tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay.

Bạn tìm hiểu rõ hơn về nhựa PVC tại bài viết này nhé! Nhựa PVC là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống?

Nhựa chịu nhiệt PVC
Nhựa chịu nhiệt PVC

Trên đây là Top 9 sản phẩm nhựa chịu nhiệt đang làm mưa làm gió trên thị trường ngành nhựa hiện nay. Hy vọng những sản phẩm nhựa mà wanchi để cập bên trên có thể giúp cho bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn vật liệu nhựa cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *